Ấn Độ: Thị trường tiềm năng của ngành gỗ

Trong vòng 10 năm qua, kim ngạch nhập khẩu gỗ khúc và các sản phẩm gỗ của Ấn Độ hàng năm đã tăng từ 500 triệu đô-la Mỹ lên 2,7 tỉ đô-la Mỹ. Nguyên nhân là do nguồn tài nguyên rừng bị thu hẹp và những hạn chế của chính phủ trong việc thu hoạch gỗ nội địa cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng và sự đầu tư về mặt hàng đồ gỗ và nội thất tăng cao.

Trong vòng 10 năm qua, kim ngạch nhập khẩu gỗ khúc và các sản phẩm gỗ của Ấn Độ hàng năm đã tăng từ 500 triệu đô-la Mỹ lên 2,7 tỉ đô-la Mỹ. Nguyên nhân là do nguồn tài nguyên rừng bị thu hẹp và những hạn chế của chính phủ trong việc thu hoạch gỗ nội địa cùng với đó là nhu cầu tiêu dùng và sự đầu tư về mặt hàng đồ gỗ và nội thất tăng cao. Tuy vậy, Ấn Độ cũng là một nhà xuất khẩu đồ nội thất bằng việc xử lí gỗ thô nhập khẩu thành sản phẩm hoàn chỉnh. Với mục đích gia tăng tối đa giá trị cho sản phẩm và giảm áp lực lên tài nguyên rừng nội địa, Ấn Độ áp dụng mức thuế thấp cùng với chính sách tự do nhập khẩu khiến gỗ khúc trở thành mặt hàng dẫn đầu danh sách nhập khẩu của nước này trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, thuế nhập khẩu cũng áp dụng với một số mặt hàng đồ gỗ đã qua xử lí; điều này làm giảm tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu của gỗ khúc từ 90% xuống 74% trong 10 năm trở lại đây.
 
 
 
 
Năm 1952, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra mục tiêu rừng sẽ bao phủ 1/3 diện tích đất liền của nước này. Nhiều nỗ lực đã được đưa ra nhằm hạn chế sức ép của con người và động vật lên rừng và những vùng tái trồng rừng. Tuy nhiên, nhu cầu thu hoạch gỗ làm nhiên liệu và các mục đích khác cùng với việc lấy đất làm nông nghiệp trong khi rừng là nguồn thức ăn chính của rất nhiều loài động vật đã khiến chính phủ thất bại trong việc hoàn thành mục tiêu.
 
Theo số liệu năm 2011 của Cơ quan khảo sát rừng của Ấn Độ, rừng chỉ bao phủ 22% diện tích cả nước trong đó 2,5% là rừng rậm với mật độ tán cây là 70%; 10 % là rừng dày đặc vừa phải với mật độ tán cây từ 40% đến 70%; và 9% là rừng mở với mật độ tán cây từ 10% đến 40%. Những con số này không phân biệt cây theo loại; cây xanh trong công viên, vườn cây ăn trái, khu vực rừng ngập mặn và rừng trồng cũng được tính vào, cho thấy độ che phủ rừng trên thực tế không đến 22%. Ngoài ra, một phần diện tích có cây bao phủ của Ấn Độ nằm ở khu vực miền núi với độ cao 4.000 mét nên rất khó để tiếp cận. Nỗ lực bảo tồn rừng nhằm ngăn chặn việc chặt phá rừng đã thành công khi diện tích rừng từ năm 2009 đến năm 2011 hầu như không thay đổi, giảm 367 km2. Tám tiểu bang đông bắc của Ấn Độ, chủ yếu nằm giữa Bangladesh và Myanmar, là những khu vực có mật độ rừng cao nhất của Ấn Độ, dù chỉ chiếm 8% diện tích của cả nước nhưng chiếm đến ¼ diện tích rừng của cả quốc gia này.
 
 
 
 
 
Có hai chính sách đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp gỗ của Ấn Độ trong vòng 30 năm qua. Năm 1988, chính sách lâm nghiệp quốc gia kêu gọi việc thay thế gỗ bằng các chất liệu khác nếu có thể và phát triển nông lâm kết hợp. Chính phủ đồng ý rừng chỉ nên được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của các bộ tộc, và các ngành công nghiệp quy mô nhỏ. Bất kỳ hoạt động thương mại lớn đều cần được chính phủ phê duyệt kế hoạch quản lý, nhưng các bang có thể chỉ định các khu vực khai thác thương mại. Chính sách này làm ngành sản xuất gỗ phát triển chậm và loại bỏ phần lớn các biện pháp khuyến khích tài chính trong việc thu hoạch gỗ quy mô lớn đồng thời khiến kim ngạch nhập khẩu gỗ khúc của Ấn Độ tăng đều trong các năm.
 
Sản xuất gỗ lại ngưng trệ một lần nữa vào năm 1997 khi Tòa án tối cao phán quyết rằng chỉ có chính quyền trung ương mới có quyền thông qua việc sử dụng đất lâm nghiệp cho bất kỳ mục đích phi lâm nghiệp. Chính sách này nhằm ngăn các bang sử dụng rừng cho mục đích khai thác thương mại và đóng cửa các nhà máy cưa không có sự chấp thuận rõ ràng từ chính quyền trung ương trong việc thu hoạch trong các khu rừng. Chính sách này một lần nữa khiến sản lượng gỗ nội địa giảm mạnh, đặc biệt là tại các tiểu bang miền đông bắc Ấn Độ, nơi mật độ rừng cao. Hành động trên của Tòa án cùng với nền kinh tế tăng trưởng mạnh đã dẫn đến sự gia tăng về nhập khẩu gỗ của Ấn Độ trong thập kỷ qua.
 
 
 
 
Năm 2011, chỉ có 3,2 triệu mét khối gỗ được thu hoạch từ các khu rừng Ấn Độ, trong khi đại đa số gỗ khai thác trong nước được thu hoạch từ “cây bên ngoài rừng” như cây trồng, trang trại và đất tư nhân. Không có số liệu chính thức về sản lượng hàng năm từ cây ngoài rừng, nhưng có thể đạt 44 triệu mét khối trong năm 2011, nhiều hơn đáng kể so với sản lượng thu hoạch từ rừng. Luật đất trần giới hạn số lượng đất mà các công ty tư nhân có thể sở hữu cho các đồn điền cây và vận chuyển và cắt ghép gỗ rừng trong khi đó các luật thuế địa phương cũng phức tạp hóa việc sản xuất và vận chuyển lâm sản nhằm hạn chế sự phát triển của ngành khai thác gỗ nội địa.
 
Phân phối
Đối với gỗ khúc và gỗ xẻ, bán buôn vẫn là kênh phân phối quan trọng nhất đối với các xưởng xử lí lớn, nhỏ và các công ty thiết kế nội thất. Tuy nhiên, các dự án xây dựng lớn và các nhà sản xuất muốn mua trực tiếp từ các nhà sản xuất và nhập khẩu gỗ. Sản phẩm gỗ hoàn chỉnh (sàn gỗ và đồ nội thất) tập trung vào thị trường trong nước chủ yếu được phân phối qua kênh vật liệu xây dựng chuyên nghiệp và cửa hàng giới thiệu chuyên biệt cho người tiêu dùng. Ấn Độ đang ngày càng trở thành một thị trường mà gỗ nhập khẩu được chuyển đổi sang các sản phẩm giá trị cao như đồ nội thất để xuất khẩu.
 
Thuế
 
Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu gỗ, Ấn Độ đã quyết định giảm thuế đối với mặt hàng này. Tỷ lệ thuế quan ràng buộc của Ấn Độ (mức thuế cao nhất Ấn Độ có thể áp dụng và thực hiện theo cam kết Tổ chức Thương mại Thế giới) cho sản phẩm gỗ được thiết lập ở mức 40%, trong khi tỷ lệ áp dụng của hầu hết các sản phẩm gỗ của nước này chỉ từ 5% đến 15%. Ấn Độ có truyền thống giữ mức thuế nhập khẩu gỗ khúc thấp ở mức 5% nhằm thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm của nước này sau khi xử lí như sản xuất gỗ xẻ từ gỗ khúc nhập khẩu cũng như hạn chế sản lượng thu hoạch gỗ nội địa. Mặc dù nhận được rất nhiều sự ưu đãi về thuế từ chính phủ Ấn Độ nhưng tỉ trọng nhập khẩu gỗ khúc đang liên tục giảm trong 10 năm trở lại đây. Nguyên nhân là do các nhà máy cưa đang dần chuyển sang các mặt hàng như gỗ đã qua xử lí hoặc gỗ xẻ thô để tiết kiệm khi chi phí thực tế của các thành phần sản xuất như năng lượng, nhựa thông, hóa chất và vận chuyển tăng cao
 
Theo Vinahardware.com